Thứ Ba, 12 tháng 6, 2018

Phát minh, sáng chế của người Việt khiến thế giới khâm phục

Người Việt Nam nổi tiếng với bản tính thông minh, chăm chỉ và nhờ vậy, họ đã có những phát minh nổi tiếng mang tầm quốc tế.
Xe lăn điều khiển thông qua ý nghĩ của con người
Cuối tháng 8/2012, trang web News.com.au công bố GS.TS Hùng Nguyễn - người gốc Việt làm việc tại ĐH Sydney (Australia) và các cộng sự đã chế tạo thành công chiếc xe lăn thông minh.
GS.TS.Hùng Nguyễn.
GS.TS Hùng Nguyễn.
Xe lăn được thiết kế có chức năng như một robot chuyển động có thể tránh các chướng ngại vật nó nhìn thấy thông qua camera. Xe có thể di chuyển dựa trên mệnh lệnh, từ việc lắc đầu, ánh mắt hay suy nghĩ của người dùng.
Ông Hùng tin rằng sáng chế này sẽ tạo ra một cuộc cách mạng lớn nhằm mang lại một cuộc sống thuận tiện hơn cho người khuyết tật.
Sáng chế này xếp hạng ba trong danh sách 100 phát minh hàng đầu tại Australia năm 2011.
Phát minh của bác sĩ người Việt giúp người già vĩnh viễn không cần đeo kính
Lần đầu tiên trong lịch sử y học về mắt, một bác sĩ người Mỹ gốc Việt đã phát minh ra phương pháp mới giúp những người có bệnh về mắt không phải đeo kính.
Đó là công trình của Dr. Randal Pham, tức Bác sĩ Phạm Hoàng Tánh, chủ tịch Hội Y Bác sĩ người Mỹ. Hội đồng Y Khoa của tiểu bang California đã công nhận một công nghệ kỹ thuật mới này.Loại thủy tinh thể do bác sĩ Phạm Hoàng Tánh nghiên cứu chế tạo có khả năng điều chỉnh độ nhìn gần xa, rộng hẹp như một loại kiếng đa tròng.
Bác sĩ Phạm Hoàng Tánh.
Bác sĩ Phạm Hoàng Tánh.
Đã có trên 150 bệnh nhân được chữa trị bằng phương pháp này và hoàn toàn không cần kính. Sự thành công là hoàn hảo với mọi trường hợp về kiếng lão, cận thị, viễn thị, loạn thị hoặc đục thủy tinh thể. Những bệnh nhân dưới 18 tuổi sẽ chỉ được điều chỉnh mắt bằng Lasik để sau đó mới được giải phẫu thay bằng thủy tinh thể.
Bác sĩ Phạm Hoàng Tánh cho biết một số bệnh viện Hoa Kỳ muốn áp dụng phương pháp mới này nhưng kết quả chưa ổn định. Hơn thế nữa, các bệnh viện tại Hoa Kỳ tính giá phẫu thuật 15.000 USD một con mắt. Giá giải phẫu của bác sĩ Tánh là 5.000 USD/mắt tức 10.000 USD cho một cặp mắt được vĩnh viễn không cần kính.
Xe bọc thép cho quân đội
Trong một lần qua Campuchia thấy có nhiều xe bọc thép bị hư hỏng nặng, ông Trần Quốc Hải tự nguyện đứng ra xin sửa toàn bộ số xe trên. Nhiều người nghĩ, với trình độ của một nông dân, chắc ông sẽ không bao giờ làm được điều đó.
Xe bọc thép.
Xe bọc thép.
Tuy nhiên,ông Hải bất ngờ thành công với chiếc xe bọc thép đầu tiên và sau đó, ông tiếp tục được Lữ đoàn 70 Campuchia giao sửa chữa thêm chục chiếc xe khác tương tự như vậy. Chỉ trong thời gian ngắn với những cải tiến của mình, cha con ông Hải đã khiến những chiếc xe tưởng như đã thành sắt vụn bỗng hồi sinh trở lại trong niềm vui hân hoan chào đón của hàng nghìn người dân nước bạn.
Với những đóng góp cho đất nước Campuchia trong việc phục chế, chế tạo xe bọc thép, cả gia đình ông Hải được đón nhận niềm vui khi đích thân Quốc vương và Thủ tướng Campuchia trao tặng bằng khen và huân chương Đại tướng quân cho ông cùng con trai Trần Quốc Thắng.
Phát minh ra máy ATM
Cha đẻ phát minh ra máy ATM trong hệ thống ngân hàng là người Việt Nam, đó là ông Đỗ Đức Cường. Ông là tác giả của trên 50 phát minh sáng chế, 20 năm làm việc tại ngân hàng Citibank - Mỹ, chuyên viên cao cấp cho ngành ngân hàng Hoa Kỳ.
Sau khi trở về Việt Nam năm 2003, ông là cố vấn cao cấp cho ngân hàng Đông Á. Ông quê ở Quảng Ngãi, là một người hiếu học, trong kỳ kiểm tra của một phái đoàn của Nhật nghiên cứu về trí thông minh người Việt Nam, ông là người có chỉ số thông minh cao nhất.
Ông Đỗ Đức Cường chia sẻ kinh nghiệm quản lý ngân hàng trong chương trình Người đương thời.
Ông Đỗ Đức Cường chia sẻ kinh nghiệm quản lý ngân hàng trong chương trình Người đương thời.
Được cấp học bổng sang Nhật học tại ĐH Osaka, tại đây ông vừa đi học vừa làm thêm cho công ty Toshiba. Sau đó nhờ một phát minh bất ngờ đã đưa ông đến với nước Mỹ.
Ông được mời đến Citibank (Mỹ) làm việc cùng đề nghị: “Dùng kỹ thuật để kiếm cho ngân hàng 1 tỉ khách hàng”. Mục tiêu của ông lúc này là “bình dân hóa dịch vụ ngân hàng” để cô bán cà phê, anh lái xe ôm cũng có thể giao dịch với ngân hàng.
Sau đó ông phát minh ra máy ATM, đây chính là bước tiến lớn của nhân loại trong lĩnh vực ngân hàng.
Phát minh ra bộ tiết kiệm xăng cho xe máy
Đó là một phát minh ra bộ tiết kiệm xăng cho xe máy rất hiệu quả, an toàn của anh Đặng Hoàng Sơn - thành phố Vĩnh Long.
Năm 2008 ông Wieger D. Otter, giám sát cao cấp về chất lượng thuộc tổ chức Chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng quốc tế – Vương quốc Anh, qua khảo sát người tiêu dùng đã cấp giấy chứng nhận “Nhà cung cấp đáng tin cậy ” cho anh Hoàng Sơn.
Đặng Hoàng Sơn cùng bộ tiết kiệm xăng xe máy.
Đặng Hoàng Sơn cùng bộ tiết kiệm xăng xe máy.
Theo đánh giá của người dùng, khi lắp bộ tiết kiệm nhiên liệu này có thể đi được 65-70 km mỗi lít xăng, thậm chí gần 80 km mà chỉ hao một lít xăng... Trong khi đó, với xe máy bình thường một lít xăng chỉ chạy được 45-50 km.
Bộ tiết kiệm này giúp giảm được 20–30% xăng, nhiên liệu được đốt cháy hoàn toàn, tăng công suất của động cơ và tuổi thọ của xe.
Chế tạo tàu ngầm
Tàu ngầm tưởng chửng là những sáng chế không tưởng nhất, nhưng ông Nguyễn Quốc Hòa, Giám đốc Công ty cơ khí Quốc hòa, TP Thái Bình đã chế tạo thành công từ những vật dụng đơn giản.
Theo thiết kế, tàu ngầm mini Trường sa có lượng choán nước 12 tấn khi lặn và 9,2 tấn khi nổi. Bán kính hoạt động 800km. Tàu lặn sâu 50m có khả năng di chuyển sát hay nằm im dưới đáy biển. Tàu có 2 động cơ 90Hp.
6 kỹ sư của ông Hòa đã gấp rút hoàn thiện chiếc tàu ngầm mini mang tên Trường Sa.
6 kỹ sư của ông Hòa đã gấp rút hoàn thiện chiếc tàu ngầm mini mang tên Trường Sa.
Khi lặn, tàu sử dụng công nghệ AIP, thời gian lặn 15h. Thời gian hoạt động trên biển là 15 ngày. Tốc độ trung bình khoảng 20 hải lý (tương đương 40 km/h). Toàn bộ thân tàu đã hoàn thành với chiều dài 8,8m, cao 3m, chiều rộng nơi phình to nhất là 2,8m. Vỏ tàu là loại thép đặc biệt nhập khẩu nước ngoài có độ dày 15mm.
Trong tàu cũng có hệ thống tái tạo ô-xy, khử các-bon để người trong tàu hô hấp, có hệ thống khử hơi nước để đảm bảo an toàn cho trang thiết bị máy móc trong tàu khi tàu lặn…
Theo dự tính, sau khi thí nghiệm thành công, con tàu được đưa ra cảng biển Diêm Điền, huyện Thái Thụy (Thái Bình) để thử nghiệm.
Chế tạo máy bay
Tên tuổi ông Trần Quốc Hải (ngụ Suối Dây, Tân Châu, Tây Ninh) nổi như cồn với những chiếc máy bay trực thăng mang thương hiệu “hai lúa”. Bắt đầu từ ước mơ chế tạo máy bay trực thăng để bay trên vùng rẫy bón phân như ngành nông nghiệp Mỹ đã thực hiện, ông Hải dành nhiều thời gian tìm tòi, học hỏi quy trình vận hành, nguyên tắc hoạt động của máy bay.
iệc một nông dân chế tạo máy bay bằng phương pháp thủ công đã được một số tổ chức khoa học kỹ thuật trên thế giới ghi nhận.
Nông dân chế tạo máy bay bằng phương pháp thủ công đã được một số tổ chức khoa học kỹ thuật trên thế giới ghi nhận.
Sau một thời gian dài nghiên cứu, năm 2003 ông chế tạo chiếc máy bay trực thăng đầu tiên. Năm 2005 chiếc máy bay thứ hai ra đời, cải tiến, hiện đại hơn chiếc trước mà giá thành chỉ bằng... một chiếc ôtô. Ông đã cùng cộng sự đưa máy bay ra đồng bay thử. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng kết luận máy bay “không thể bay được”.
Việc một nông dân chế tạo máy bay bằng phương pháp thủ công đã được một số tổ chức khoa học kỹ thuật trên thế giới ghi nhận. Họ đã liên hệ để đưa chiếc “trực thăng ông Hải” đi chu du, triển lãm ở nhiều nước, từ Mỹ, Đức, Nhật đến Hàn Quốc, Singapore, Úc... và công nhận ông là “kỹ sư - nhà nông”.
2 chiếc máy bay trực thăng "made in Việt Nam" do ông chế tạo đã được "xuất khẩu" ra nước ngoài. Chiếc đầu tiên bán cho Viện Bảo tàng New York (Mỹ), chiếc thứ hai bán cho Viện bảo tàng Nghệ thuật Đương đại Busan (Hàn Quốc). Số tiền bán máy bay trực thăng được ông sử dụng vào việc chế tạo ra các thiết bị máy móc phục vụ nông nghiệp.

Xe cày đa năng

Không bằng cấp, chưa được đào tạo qua trường lớp nào nhưng nông dân Lương Văn Đồng (thôn Ngọc Thạch, xã Đại Hồng, tỉnh Quảng Nam) đã có sáng chế xe cày đa năng khiến nhiều người kinh ngạc.

Vốn vừa là thợ rèn, vừa làm nông nên ban đầu ông Đồng tự thiết kế ra chiếc cày để làm luống ruộng cho nhanh. Ông lấy mâm xe, ghiđông, phuộc... rồi làm như mô hình chiếc xe rùa nhưng có lắp thêm lưỡi cày phía dưới. Khi áp dụng tui thấy công lao động giảm hơn một nửa nên từ đó ông sáng chế thêm nhiều công dụng khác. Từ những công dụng ban đầu như cày rắc hàng, xớt cỏ bệ và cào rác, ông Đồng đã “trình làng” công dụng thứ năm của chiếc cày này là hộp bỏ giống tự động.

Ý tưởng về chức năng này được ông ấp ủ nhiều năm liền, tiến hành thử nghiệm rồi nâng cấp, cải tiến loại cày này. “Chiếc hộp bỏ giống này được thiết kế theo nguyên lý trong lúc cày hàng thì hạt giống tự động rơi phía sau, khoảng cách giữa các hạt giống thì có thể tự điều chỉnh. Từ đó người nông dân không phải khòm lưng bỏ từng hạt giống như trước đây” - ông Đồng giải thích.

Ông Lương Ba (nông dân thôn Dục Tịnh, Đại Hồng) cho biết nhà ông có 6 sào đất màu, trước đây mỗi lần cày đất, gieo giống tốn cả chục công làm. Từ khi dùng chiếc cày của ông Đồng thì hai vợ chồng ông chỉ cần làm trong vòng hai ngày là vừa cày vừa gieo xong. “Cái cày này nhìn thấy đơn giản nhưng lại giúp tụi tui làm đất khỏe re. Giờ trong thôn nhà nào cũng có 1-2 chiếc cày đẩy do chú Đồng sáng chế”- ông Ba nói.

Hiện nay, trung bình mỗi tháng ông Đồng làm gần 20 chiếc cày với giá thành 300.000 đồng/chiếc để bán cho người có nhu cầu. Ông Đồng tâm sự: “Tui làm cái cày này trước là để phục vụ công việc làm nông cho mình nhưng thấy nông dân ưa chuộng nên rất mừng. Mười năm qua tui bán hơn 1.000 chiếc khắp Bắc, Trung, Nam”.
 http://vtc.vn/nhung-phat-minh-cua-nguoi-viet-khien-the-gioi-nga-mu.557.548208.htm
Theo Khánh Huy/VTC News

https://news.zing.vn/phat-minh-sang-che-cua-nguoi-viet-khien-the-gioi-kham-phuc-post527572.html