Thứ Hai, 17 tháng 9, 2018

Hậu Giang: 2 học sinh trung học phát minh máy lọc nước sông, hồ bẩn thành nước sạch

Trăn trở với việc bà con miền Tây hàng ngày thiếu thốn nước sạch sinh hoạt, 2 em học sinh lớp 12 tỉnh Hậu Giang đã chế tạo được thành công chiếc máy lọc nước góp phần cải thiện đời sống người dân nơi đây.
Hai cậu bé mang tên Phan Lâm Trung Hậu và Bùi Huỳnh Quang Khải – học sinh lớp 12 Trường THPT Vị Thanh, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang sau 3 tháng vẽ sơ đồ và khắc phục những khó khăn trong khâu lập trình đã hoàn thành thiết bị lọc nước ao, hồ, sông.
Càng phấn khởi hơn khi loại nước lọc này đã được Trung tâm thông tin và ứng dụng khoa học công nghệ tỉnh Hậu Giang thử nghiệm, ứng dụng và công nhận, loại nước này còn đạt 31/31 tiêu chí về chất lượng nước của Bộ Y tế.
Với thiết kế hoàn toàn tự động, sau khi nước trong bình chứa cạn đến đáy, bộ xử lý trung tâm sẽ kích hoạt máy bơm xử lý cặn và máy bơm sục khí hoạt động để đẩy cặn bã ra ngoài đồng thời kích hoạt máy bơm nước sông vào bình chứa đến khi đầy.
Lúc này bộ xử lý trung tâm tiếp tục điều khiển bơm dung dịch PAC là loại thuốc xử lý nước thải tiên tiến thay cho phèn nhôm vào bình chứa. Sau khi bơm dung dịch, mô tơ cánh đảo sẽ hoạt động, hòa dung dịch trong nước 5 phút liên tục. Người dùng chỉ cần chờ trong 30 hoặc 60 phút sẽ có 200 lít nước sạch sử dụng.
Đặc biệt hơn, thiết kế 2 em tuy là tự động nhưng lại dựa vào lượng pin năng lượng mặt trời. Đó là một thành tích đáng ghi nhận của 2 em, giúp các em ngày càng tiến gần đến những tiến bộ của khoa học công nghệ.
Biến nước ao, hồ, sông thành nước sạch có thể dùng cho sinh hoạt, giải quyết được cơn khát nước sạch mà bà con nơi đây bấy lâu mong mỏi, tâm huyết giúp người của các em cũng đã được hoàn thành một phần. Hy vọng các nỗ lực của 2 em sẽ mang lại những hiệu quả tích cực hơn nữa.
Sưu tầm tại http://news.tintuc60phut.com/hau-giang-2-hoc-sinh-trung-hoc-phat-minh-may-loc-nuoc-song-ho-ban-thanh-nuoc-sach.html

Chủ Nhật, 9 tháng 9, 2018

Máy bóc vỏ dừa hữu ích do hai học sinh lớp 8 sáng chế

Xuất phát từ chính việc cha mẹ bóc vỏ dừa thủ công vừa chậm, rủi ro tai nạn lao động lại cao, hai em học sinh lớp 8 ở xứ dừa Hoài Nhơn (tỉnh Bình Định) sau nhiều lần nghiên cứu đã sáng tạo thành công máy bóc vỏ dừa rất hữu ích, tăng năng suất lao động.
Sáng chế này của hai em Hồ Tiến Đạt và Ngô Nguyễn Thị Đan Quỳnh, học sinh lớp 8A1, Trường THCS Hoài Châu Bắc (huyện Hoài Nhơn, Bình Định) vừa đoạt giải Nhất – Lĩnh vực dụng cụ sinh hoạt gia đình và đồ chơi trẻ em tại Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên nhi đồng tỉnh Bình Định lần thứ V, năm 2018.
Máy bóc vỏ dừa hữu ích của hai học sinh lớp 8 giúp tăng năng suất lao động gấp 3 lần với so với thủ công.
Huyện Hoài Nhơn được xem là xứ dừa tỉnh Bình Định. Các sản phẩm từ quả dừa có giá trị kinh tế cao và cũng là nguồn thu nhập chính của nhiều người địa phương. Để tạo ra những “đặc sản” từ quả dừa, công đoạn đầu tiên bóc vỏ dừa. Lâu nay, người dân sử dụng theo cách thủ công là dùng 1 cây mác gồm lưỡi dao bằng sắt gắn vào tay cầm làm bằng gỗ hoặc sắt có dạng hình trụ. Tuy nhiên, đây là phương pháp này tốn nhiều sức lực, năng suất không cao, điều đáng nói có thể gây thương tích.
Xuất phát từ thực tế gia đình, thấy cha mẹ rất khó khăn khi bóc vỏ dừa bằng phương pháp thủ công nhưng thu nhập lại không cao nên em Hồ Tiến Đạt nảy sinh ý tưởng chế tạo chiếc máy bóc vỏ dừa.
Máy bóc vỏ dừa chế tạo và hoạt động đơn giản nhưng năng suất cao.
Từ tháng 8/2017, với sự hỗ trợ của giáo viên hướng dẫn về các nguyên tắc chuyển động để ứng dụng vào thực tế thiết kế, lắp ráp máy, hai em Hồ Tiến Đạt và Ngô Nguyễn Thị Đan Quỳnh bắt đầu triển khai việc chế tạo chiếc máy bóc vỏ dừa. Sau gần 3 tháng mày mò, các em đã hoàn thành, đưa vào sử dụng máy bóc vỏ quả dừa tại hộ gia đình của Đạt.
“Khó khăn chúng em gặp phải là lần đầu thử nghiệm máy bóc vỏ dừa không sạch và sọ dừa bị vỡ. Chúng em đã nhờ thầy giáo phụ trách bộ môn Vật lý hướng dẫn để dần khắc phục những lỗi này. Chúng em là học sinh nên không có kinh phí nên phải nhờ nhà trường và gia đình giúp đỡ. Song, em rất vui vì khi sử dụng máy này, ba mẹ em cũng như những người lao động khác sẽ tránh được các bệnh lý về cột sống, hạn chế tai nạn lao động và đỡ tốn công sức hơn”, Đạt chia sẻ.
Theo em Nguyễn Thị Đan Quỳnh, máy bóc vỏ dừa cấu tạo khá đơn giản, gồm 1 mô tơ điện công suất 1,1 kW, bộ truyền động ma sát – truyền động đai, bộ truyền động bánh răng – truyền động ăn khớp, 2 trục ru lô, thanh kim loại và cần truyền lực. Chi phí để chế tạo máy này khoảng 2 triệu đồng.
“Người sử dụng máy chỉ cần đặt quả dừa vào khoảng giữa 2 trục rulo quay ngược chiều và có cường độ lực lớn tác dụng vào vỏ quả dừa để tách vỏ riêng thành từng mảnh. Nhờ độ nghiêng của máy, sọ dừa rơi ra ngoài. Mong rằng trong thời gian tới, với gian thành thấp, sản phẩm của bọn em sẽ được áp dụng rộng rãi để giúp đỡ cho nhiều bà con xứ dừa quê em”, em Đan Quỳnh chia sẻ.

Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2018

Cậu học sinh 14 tuổi chế tạo ô tô gỗ chạy bằng điện,

Em Lê Thiên Ân, học sinh lớp 9 ở Thừa Thiên Huế đã tận dụng một số vật liệu để tự tay chế tạo một chiếc xe 4 bánh chạy bằng điện.

Thứ Năm, 21 tháng 6, 2018

Nhóm kỹ sư 9X sáng chế phần mềm cho xe không người lái đầu tiên ở Việt Nam

- Sau hơn một năm tìm hiểu, nhóm kỹ sư 9X ở TP.HCM vừa sáng chế thành công phần mềm cho xe không người lái đầu tiên tại Việt Nam.
Phần mềm này sẽ tự xử lý những chướng ngại vật, nhận biết tín hiệu đèn giao thông và biển báo.


SƯU TẦM TỪ https://vtc.vn/nhom-ky-su-9x-sang-che-phan-mem-cho-xe-khong-nguoi-lai-dau-tien-o-viet-nam-d389639.html


Học sinh sáng chế phần mềm về giải phẫu cơ thể người

Thấy môn sinh học còn khô, thiếu thực hành, nhóm học sinh Trường phổ thông Năng khiếu (ĐH Quốc gia TP.HCM) đã nghiên cứu cho ra đời phần mềm Virtual Anatomy để dễ nhớ hơn khi học về cơ thể người.

Học sinh sáng chế phần mềm về giải phẫu cơ thể người - Ảnh 1.
Từ trái qua: các bạn Lâm Đào Quế Anh, Nguyễn Gia Huy, Đỗ Mạnh Hùng - Ảnh: C.K.
Nhóm học sinh này gồm Lâm Đào Quế Anh (lớp 11 chuyên văn) và Nguyễn Gia Huy (lớp 12 chuyên tin), đã đoạt giải ba cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học năm 2017-2018 (ViSEF) do Bộ Giáo dục - đào tạo vừa tổ chức.
“Tôi nhận thấy các em làm việc với tác phong chuyên nghiệp, biết lên đề cương nghiên cứu, chia các giai đoạn thực hiện đề tài một cách khoa học. Khi các em gặp khó khăn trong nghiên cứu thì biết cách gỡ nút thắt và tìm cách vượt qua
Tiến sĩ ĐÀO DUY NAM (giáo viên Trường phổ thông Năng khiếu - ĐH Quốc gia TP.HCM) 
Làm sao cho môn Sinh bớt khô
"Nhiều môn học trong trường hiện nay còn thiên về lý thuyết, nặng kiến thức, ít thực hành khiến học sinh mau quên. Môn Sinh học (đặc biệt là về cơ thể con người) cũng vậy, có khối kiến thức nặng, lúc học thấy... chán lắm. Phải làm gì đó cho môn sinh học bớt khô khan" - Quế Anh lý giải việc các bạn chọn sáng chế phần mềm này. 
Nghĩ vậy nên trong nhiều ngày cùng nhau làm việc, dưới sự hỗ trợ của giáo viên cũng như các bạn học sinh chuyên tin như Đỗ Mạnh Hùng, Thăng Long, Tuấn Khải và Linh Chi, phần mềm "Virtual Anatomy" của Quế Anh và Gia Huy đã ra đời.
Ads by AdAsia
You can close Ad in {5} s
Phần mềm giúp người học quan sát được các bộ phận cơ thể một cách trực quan, sinh động, gồm 8 hệ cơ quan lớn trong cơ thể con người: hệ bài tiết, hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn, hệ thần kinh, hệ sinh dục, hệ bạch huyết, hệ hô hấp và hệ hoocmôn, với hệ thống hơn 700 xương và hơn 400 cơ. 
Sản phẩm sử dụng cảm ứng không dây ba chiều Leap Motion (LM) - công cụ nhận thông số từ hệ thống tracking gồm camera hồng ngoại để xử lý và chuyển hóa thành bàn tay ảo. 
Điều này mang nhiều hứng thú cho người học khi có thể di chuyển bàn tay ảo để thực hiện các thao tác trong quá trình "giải phẫu" mô phỏng cơ thể người.
Thiết kế bàn mổ ảo
Ở mức nâng cao, Quế Anh và Gia Huy đã hoàn tất mô phỏng cơ bản ca phẫu thuật gắp mảnh đạn ra khỏi cánh tay người. "Tuy nhiên, ca phẫu thuật vẫn chưa đạt đến độ chính xác cao nhất do những khó khăn gặp phải trong việc mô phỏng các chất dịch trong cơ thể" - Gia Huy cho hay.
Gia Huy và Quế Anh đều ấp ủ hoàn thiện hơn nữa phầm mềm cho môn sinh học này để được áp dụng vào giảng dạy. Các bạn đang tiếp tục đưa các thông số sinh học vào phần mềm, từ đó điều chỉnh mô hình chi tiết hơn, đặc biệt phát triển sâu các bộ phận của cánh tay, da, xương, sụn..., nghiên cứu hoàn thiện các code để sản phẩm ngày càng có độ chính xác cao hơn.
"Tụi mình cũng kỳ vọng nghiên cứu, phát triển thêm theo hướng thiết kế bàn mổ ảo để mô phỏng lại chân thực như một buổi giải phẫu trong thực tế; nghiên cứu để tạo mô hình động như dòng máu chảy, tim đập, cơ chế đông máu..." - Quế Anh chia sẻ.
Giúp học sinh "học phải có hành" chính là ý nghĩa mà hai tác giả học sinh này mong muốn.
phan-mem-sinh-hoc---ung-dung-5(read-only)
Dùng phần mềm Virtual Anatomy để tìm hiểu về cơ thể người - Ảnh: C.K.
Quế Anh cũng như Gia Huy đều từng đoạt khá nhiều giải thưởng trong môn chuyên của mình.
Quế Anh từng đoạt huy chương bạc môn ngữ văn trong kỳ thi Olympic truyền thống năm 2017, giải A cuộc thi "Rực sáng ước mơ tuổi thơ" Q.1 (TP.HCM)... Cô nàng còn góp mặt trong nhiều đội nhóm phụ trách các mảng truyền thông, văn chương học thuật của trường, lớp.
Còn Gia Huy từng đoạt giải khuyến khích tin học trẻ TP.HCM 2015, giải nhất tin học trẻ TP.HCM 2016, là tác giả sản phẩm Bra-In trò chơi thuật toán trên smartphone - top 10 sản phẩm game trong cuộc thi Bluebird Award 2017...
KIM ANH

SƯU TẦM TỪ https://tuoitre.vn/hoc-sinh-sang-che-phan-mem-ve-giai-phau-co-the-nguoi-2018050210561562.htm

'Giường cho người bất động' đoạt giải nhất sáng chế 2014

Anh Nguyễn Long Uy Bảo, tác giả của sáng chế "Giường cho người bất động" đã đoạt giải nhất cuộc thi Sáng chế năm 2014, với giải thưởng trị giá 100 triệu đồng.

Giường cho người bất động

Giường cho người bất động
Chiếc giường đặc biệt này giúp giảm đau, phòng chống hoại tử da cho bệnh nhân nằm bất động.
Giường có hệ thống hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh dễ dàng; cũng như giúp khám, chẩn đoán bệnh, chăm sóc phần đầu, mặt bệnh nhân; dễ dàng vô thuốc, súc rửa các phần tai mũi họng. Phần chân nâng lên được, tạo sự thoải mái cho khớp đầu gối...
Lễ trao giải diễn ra vào đêm 22.11 tại TP.HCM. Ngoài giải nhất, còn có 1 giải nhì (thiết bị xử lý nước thải của Công ty CP Môi trường Xanh và Xanh); 1 giải ba (thiết bị phân loại rác thải tự động của Trung tâm Nghiên cứu và phát triển công nghệ môi trường xây dựng) và 12 giải khuyến khích.
Anh Nguyễn Long Uy Bảo (người giữa), tác giả của sáng chế "Giường cho người bất động" 2
Anh Nguyễn Long Uy Bảo (giữa), tác giả của sáng chế "Giường cho người bất động"
Cuộc thi do Bộ Khoa học và công nghệ (Cục Sở hữu trí tuệ trực tiếp thực hiện) phối hợp với Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), Sở Khoa học và công nghệ Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng và Tạp chí Sở hữu trí tuệ và sáng tạo tổ chức trên phạm vi toàn quốc, với 173 giải pháp kỹ thuật của cá nhân, tổ chức đến từ 40 địa phương đăng ký tham dự.
Tin, ảnhMai Vọng
SƯU TẦM TỪ https://thanhnien.vn/gioi-tre/giuong-cho-nguoi-bat-dong-doat-giai-nhat-sang-che-2014-511444.html

Người Việt sáng chế bộ chống nhầm chân ga

Với chi phí khoảng 4 triệu, tài xế Việt có bộ chống nhầm chân ga, chân phanh với công tắc kích hoạt On/Off tùy ý.

Kết quả hình ảnh cho anh Nguyễn Long Uy Bảo


Xuất phát từ thực tế có nhiều trường hợp nhầm chân ga-chân phanh khi lái ôtô, đặc biệt với xe số tự động, anh Nguyễn Long Uy Bảo cùng bạn tại Sài Gòn đã sáng chế ra hệ thống hạn chế rủi ro khi tài xế đạp nhầm chân ga, được Cục sở hữu trí tuệ cấp bằng sáng chế số 14087 ngày 18/5.
Hệ thống này gồm các bộ phận cơ khí và vi mạch điện tử kết hợp với nhau, sẽ phản ứng bằng cách tác động trực tiếp lên chân phanh khi người lái xe vô tình đạp nhầm lên chân ga với lực mạnh, giúp giảm thiểu rủi ro, tai nạn do xe tăng tốc ngoài kiểm soát. 
đạp nhầm chân ga,kỹ năng lái xe
Cụ thể, hệ thống lấy nguồn trực tiếp từ ắc-quy, không ảnh hưởng tới những hệ thống dùng điện khác trên xe như trợ lực lái, ABS. Cấu tạo gồm cảm biến đo tốc độ đạp chân ga, truyền thông tin về bộ vi xử lý, từ đó ra lệnh cho một cần phanh tự động kéo chân phanh xuống để hạn chế tốc độ, đồng thời phát ra âm thanh và đèn cảnh báo.
Trong trường hợp tài xế đang vê ga, tức chân ga vượt qua ngưỡng theo dõi của cảm biến, nhưng bất ngờ đạp mạnh chân ga lút sàn, thì có thêm một công tắc. Khi đó, chân ga tác động vào công tắc sẽ cho kết quả phản ứng tự động phanh tương tự như thông tin từ cảm biến. 
Với hệ thống này, tài xế có thể chủ động chọn bật hay tắt. Do đó, với tài xế thích phong cách lái thể thao hay trường hợp cần đạp ga lớn để vượt xe khác trên đường cao tốc sẽ không ảnh hưởng, vì chỉ cần tắt hệ thống là xe trở về bình thường như thiết kế ban đầu. 
Anh Uy Bảo cho biết, đã lắp công nghệ này trên chiếc Ford Escape có động cơ tới 3 lít để thử nghiệm trên đường công cộng cho kết quả chính xác như thiết kế. 
Một chuyên gia kỹ thuật của Ford cho rằng, để thực sự áp dụng thành công trên xe thương mại, cần lắp công nghệ này và chạy thử trong nhiều dạng địa hình và điều kiện lái khác nhau, bởi trong mỗi hoàn cảnh lại đòi hỏi tài xế có thao tác chân ga, chân phanh tương ứng. Công nghệ này hầu như chưa có hãng xe hay hãng phụ tùng nào áp dụng.
Hệ thống chống nhầm chân ga có thể được thiết kế điều chỉnh cho phù hợp, ví dụ tác dụng phanh mạnh như đạp gấp hay chỉ cần một lực vừa phải để từ từ giảm tốc, nhắc nhở tài xế. Mức giá cho một bộ chống nhầm chân ga khoảng 4 triệu đồng. 
(Theo cafeauto)
SƯU TẦM TỪ http://vietnamnet.vn/vn/chuyen-trang/oto-xemay/nguoi-viet-sang-che-bo-chong-nham-chan-ga-444739.html

Thứ Tư, 13 tháng 6, 2018

Máy xúc thóc đơn giản

Với chiếc xe này thì ai cũng có thể sử dụng, không quá cồng kềnh và sử dụng bằng tay, sức người thì các bạn thanh niên, các em có thể giúp bố mẹ mình cất thóc được rồi.


Ngoài ra còn có những chiếc máy xúc thóc như thế này nữa:
Nông dân Trần Văn Bê, ngụ ấp Hưng Thạnh, xã Đào Hữu Cảnh, huyện Châu Phú (An Giang) đã sáng chế thành công máy xúc lúa, bình quân mỗi ngày một máy xúc được 50 tấn lúa, góp phần giảm bớt áp lực thiếu lao động, hạ giá thành sản phẩm, giảm thời gian, tăng thu nhập cho nông dân.
Hiểu được nỗi vất vả của nông dân mỗi khi đến vụ thu hoạch, ông Lê Văn Chính (46 tuổi, ngụ ấp Ninh Tân, xã Ninh Quới, H.Hồng Dân, Bạc Liêu) đã sáng tạo ra chiếc máy xúc lúa giúp giảm sức lao động và lượng lúa thất thoát.
 Tâm Giao (TH)
SƯU TẦM TẠI TRANG https://ins.dkn.tv/doisong/chang-trai-dung-sang-che-cuc-thong-minh-xuc-thoc-viec-giup-me-khong-con-qua-vat-va.html

Nông dân lớp 9 chế máy đa chức năng xuất khẩu sang Campuchia

Chủ nhân của chiếc máy đa năng độc đáo với các tính năng như: xịt thuốc, sạ phân, sạ lúa là “kỹ sư chân đất” trình độ lớp 9 - ông Lê Văn Sửa, ngụ ấp An Thọ, xã An Phước, huyện Tân Hồng (Đồng Tháp). Sáng chế của ông giúp người nông dân bớt vất vả trên đồng ruộng.


https://www.youtube.com/watch?v=Dx0jf600LW8

Bái phục Nông dân sáng chế ra máy phun thuốc trừ sâu điều khiển từ xa



Sau 3 lần thất bại, đến năm 2013, anh Tuấn cho ra đời những chiếc máy phun thuốc trừ sâu điều khiển từ xa hoàn hảo. Máy có ưu điểm gọn nhẹ, trọng lượng khoảng 130kg, di chuyển bằng bánh xích, bình chứa thuốc 120 lít, cần phun xa bán kính 10m. Khi máy di chuyển không đạp trên lúa, không bị lún trên đất bùn nhão, đặc biệt đạt công suất phun rất cao 10ha/ngày, tương đương với 6 lao động phun xịt thủ công, phù hợp với những cánh đồng lớn. Ngoài điều khiển phun thuốc từ xa, nông dân có thể ngồi trên máy để phun, không phải tiếp xúc trực tiếp với thuốc trừ sâu. Anh Trần Thanh Tuấn cho biết, hiện anh sản xuất 2 dòng sản phẩm có giá bán là 29 triệu đồng và 32 triệu đồng/máy. Tháng 11.2013, anh Tuấn tham dự Diễn đàn Hợp tác kinh tế ĐBSCL (MDEC) tại Vĩnh Long để giới thiệu sản phẩm. Trong dịp này, anh đã nhận được hợp đồng cung cấp 2 máy cho nước bạn Lào. Ông Nguyễn Hữu An - Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật An Giang cho biết, bình quân mỗi năm, nông dân An Giang sử dụng trên 7.600 tấn thuốc bảo vệ thực vật; có trên 1.000 người tham gia phun thuốc trừ sâu thuê không có bảo hộ lao động, không phun xịt đúng quy trình kỹ thuật... Bởi vậy, máy phun thuốc điều khiển từ xa do anh Trần Thanh Tuấn chế tạo sẽ giúp cho người sử dụng được an toàn và không còn chịu áp lực thiếu lao động phun xịt như hiện nay.


SƯU TẦM TẠI https://www.youtube.com/watch?v=E5vIw5Ew4Es

Nhà sáng chế nức tiếng miền Tây

Máy cho tôm ăn là sáng chế của Nguyễn Hải Đăng, chàng thanh niên 9x từng bỏ học đi phượt, đem về hàng trăm triệu mỗi năm.
Nguyễn Hải Đăng (sinh năm 1991), quê tại huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau là một trong 85 gương thanh niên tiêu biểu được nhận giải thưởng Lương Định Của 2016.
Bản tóm tắt thành tích của Đăng chỉ có vài dòng: “Năm 2013, anh cùng bạn sáng chế ra máy cho tôm ăn tự động, chỉ sau 3 tháng, anh đã bán được 300 máy, với giá 3,96 triệu đồng/máy. Mỗi năm, Nguyễn Hải Đăng thu nhập 360 triệu đồng”. Nhưng ít ai biết, đằng sau đó là cả một câu chuyện dài về chàng trai với ước mơ làm giàu táo bạo.
Từ bỏ học đi chơi, làm thuê 0 đồng
Sinh ra và lớn lên trong gia đình thuần nông, từng ước mơ vào bằng được đại học để có một cuộc sống tốt hơn. Năm 2010, Hải Đăng trở thành tân sinh viên khoa Quản trị kinh doanh, trường ĐH Văn Lang TP. Hồ Chí Minh trong sự vui mừng phấn khởi của cả gia đình. Nhưng đến năm 2, Đăng đột ngột quyết định dừng việc học đại học để đi… chơi.
Quyết định này bị bạn bè, thầy cô phản đối, cho rằng đây là sự nông nổi, ham vui của tuổi “mới lớn”. Sợ bị gia đình phản đối, Đăng giữ bí mật việc đi phượt xuyên Việt cùng bạn bè.
Bỏ đại học, sáng chế, miền Tây, khởi nghiệp, nuôi tôm, máy cho tôm ăn, Nguyễn Hải Đăng, Cà Mau, kỹ sư, nông dân
Nguyễn Hải Đăng kiểm tra thiết bị cho tôm ăn tự động (Ảnh NVCC).
Chỉ với 3 triệu đồng trong túi, Đăng cùng một vài người bạn đi khắp 50 tỉnh từ TP Hồ Chí Minh ra tận Lũng Cú, Hà Giang. Mỗi nơi đi qua, chàng thanh niên 9x đều tìm việc làm thêm như hái chè, thu hoạch nông sản, rửa bát thuê…
Đăng chia sẻ, mỗi ngày trong chuyến đi đều đem đến những trải nghiệm thú vị. Cũng chính trong thời gian này, Đăng bắt đầu trăn trở về vấn đề khởi nghiệp. “Khi đi, tôi luôn loay hoay với suy nghĩ, làm thế nào để kiếm được tiền, làm giàu với nông nghiệp, nhưng lại chưa biết bắt đầu từ đâu”.
Chưa thỏa mãn với chuyến đi xuyên Việt, sẵn có khả năng giao tiếp ngoại ngữ tốt, Đăng quyết định sang Pháp và Đài Loan. Đăng kể, ở Pháp, tỷ lệ người làm nông nghiệp rất ít, nhưng nông dân hầu hết rất giàu, lại không hề vất vả, họ đều tự động hóa nông nghiệp. Sang đến Đài Loan, chứng kiến tận mắt hệ thống nuôi cá tự động, “Lúc đấy tôi biết tại sao họ giàu”, Đăng chia sẻ.
Sau chuyến đi dài trở về, nung nấu ý tưởng khởi nghiệp trong nông nghiệp, nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm lao động thực tế, lúc này, Đăng quyết định vào làm thuê cho các trang trại nuôi trồng thủy sản tại địa phương. Đăng chấp nhận công việc mỗi ngày làm việc đến 12h đêm, sáng lại dậy từ 4h cho tôm, cá ăn với mức lương… ngày ăn 3 bữa.
Khát khao làm giàu từ chính mảnh đất quê hương, nhưng không nóng vội, sau khoảng gần 1 năm làm việc tại các trang trại, Đăng tích lũy cho mình khá nhiều kiến thức về thủy sản, đặc biệt là con tôm. Đăng chia sẻ: “Làm tại đây tôi mới thấy, nông dân mình chủ yếu dùng sức người chứ chẳng có máy móc. Thực ra máy vẫn có nhưng giá quá cao, bà con không đủ tiền để mua. Thêm nữa, con tôm là nguồn sống chính của người dân Cà Mau, giá tôm được mùa, giá cao thì bà con mừng, mà tôm hạ giá, hay mất mùa thì bà con lại điêu đứng”.
…đến triệu phú trẻ
Từ những trải nghiệm thực tế, năm 2013, Đăng cùng sự giúp đỡ của một người bạn, tìm tòi làm ra chiếc máy cho tôm ăn với giá thành rẻ. Máy cho tôm ăn của Nguyễn Hải Đăng có sức chứa từ 20-25 kg cám, thanh quăng thức ăn xa từ 10-30m tùy loại. Mỗi chiếc máy chỉ nặng từ 10-15kg.
Anh Nguyễn Hải Đăng cho biết: “Điểm mạnh của chiếc máy này là giá thành rẻ, chưa đến 4 triệu một máy, vừa sức với các hộ nuôi trồng tôm ở Việt Nam. Máy được trang bị bộ hẹn giờ, nên không cần phải thức khuya dậy sớm cho tôm ăn, tiết kiệm sức lao động. Bà con sử dụng máy mang lại hiệu quả cao mới đạt mục tiêu của tôi”.
Với máy cho tôm ăn tự động, thức ăn được cho vào sẵn trong thùng chứa, khi đến giờ cho ăn máy sẽ tự động phun thức ăn hoặc hoạt động liên tục tuỳ theo cài đặt. Máy được đặt cách bờ ao từ 12-30 m, nối với bờ bằng cầu để người nuôi mang thức ăn cho vào thùng chứa. Máy cho ăn giúp tôm ăn liên tục, hạn chế thức ăn nằm lâu tan trong nước. Không phải tắt quạt khi tôm ăn, hạn chế thiếu hụt oxy, giúp tôm ăn mạnh hơn; có thể bớt lại lượng thức ăn nếu trong buổi ăn tôm ăn yếu hoặc thời tiết bất lợi. Nhờ vậy tôm phát triển tốt và đồng đều hơn và tiết kiệm sức lao động, giảm thiểu chi phí.
Thời gian đầu, Đăng xuất ra thị trường với số lượng dè dặt, chỉ vài máy, nhưng đến nay, cơ sở sản xuất của chàng trai 9x bán từ 100-200 máy mỗi tháng. Từ một người làm thuê với mức lương 0 đồng, Đăng trở thành ông chủ của cơ sở sản xuất cơ khí với 6 nhân công, mỗi năm thu lãi gần 400 triệu đồng. Sản phẩm máy cho tôm ăn tự động của Đăng hiện có mặt trên thị trường cả nước. Ngoài việc vận hành xưởng sản xuất máy, chàng thanh niên đất Mũi còn kiêm thêm dịch vụ kiểm định chất lượng giống tôm cho bà con địa phương.
Chia sẻ về câu chuyện khởi nghiệp, Đăng bộc bạch: “Tôi chưa từng thấy hối hận về quyết định nghỉ học. Có nhiều cách để học, với tôi việc học từ thực tế phù hợp hơn. Nhưng với những đứa em ở quê, tôi vẫn động viên cố gắng học tập”.

(Theo VOV)
SƯU TẦM TẠI http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/doanh-nhan/bo-dai-hoc-di-phuot-thanh-nha-sang-che-nuc-tieng-mien-tay-351468.html

Chuyện kỹ sư IT bỏ việc về quê làm 'vua sáng chế'

Từ bỏ công việc ổn định với mức lương “khủng”, chàng kỹ sư IT Nguyễn Hải Châu đã lựa chọn cuộc sống gắn liền với người nông dân Việt và niềm đam mê sáng chế máy móc của mình.
Sinh ra trong một gia đình công nhân, sống ở nông thôn từ nhỏ nên Nguyễn Hải Châu (SN1969, quê gốc Nghệ An) đã có nhiều trăn trở với công việc nặng nhọc của bà con nông dân, những người ngày ngày bán mặt cho đất, bán lưng cho trời nhưng năng suất công việc lại chẳng thấm tháp vào đâu. Sau khi tốt nghiệp khoa công nghệ thông tin Trường đại học Mở Hà Nội, anh Châu đầu quân về làm cán bộ hoạt động trong lĩnh vực phát triển nông thôn vùng cao của một tổ chức phi chính phủ.
Đặt chân lên mảnh đất Lạng Sơn, Nguyễn Hải Châu nhận thấy những công cụ lao động mà người nông dân tại đây sử dụng vẫn còn rất lạc hậu.
kỹ sư IT bỏ việc, vua sáng chế, khởi nghiệp chế tạo, kỹ sư, sáng chế máy nông nghiệp, máy nông nghiệp
Với “bộ sưu tập” máy nông nghiệp khổng lồ, Nguyễn Hải Châu được nhiều người ví là “vua sáng chế” hay "kỹ sư hai lúa" của Việt Nam.
“Người dân cắt lúa bằng tay rồi đập vào đá, trồng cây cứ con trâu đi trước cái cày theo sau mà năng suất lao động không cao, một số máy móc tuy đơn giản, phù hợp với điều kiện kinh tế nhưng lại không cho năng suất cao, tính an toàn rất thấp, nhiều người đã bị tai nạn, bị máy xén mất ngón tay khi sử dụng máy thái rau, băm cỏ. Khi đó tôi trăn trở lắm, phải tìm bằng được cách cải tiến máy móc để phù hợp, an toàn cho người sử dụng" - anh Châu kể lại.
Nói là làm, Nguyễn Hải Châu quyết định xin nghỉ phép nửa tháng, nửa năm rồi nghỉ hẳn công việc kỹ sư IT với mức lương vào hạng “khủng” thời bấy giờ (khoảng hai mươi triệu đồng mỗi tháng, năm 2005) để tập trung vào công việc sáng chế. Anh lang thang khắp các cửa hàng bán máy nông nghiệp, tìm hiểu quy chế vận hành của các loại máy có trên thị trường.
“Đó cũng là giai đoạn khó khăn nhất khi vốn đầu tư mua máy móc để nghiên cứu cạn kiệt dần., tôi từng phải xin làm nhân viên tiếp thị rồi nhân viên giao hàng. Ngày đi làm, tối về lại thức trắng để học cách vẽ phác thảo các bộ phận, chi tiết rồi tính toán công năng và các thông số kỹ thuật” - anh Châu nhớ lại.
kỹ sư IT bỏ việc, vua sáng chế, khởi nghiệp chế tạo, kỹ sư, sáng chế máy nông nghiệp, máy nông nghiệp
kỹ sư IT bỏ việc, vua sáng chế, khởi nghiệp chế tạo, kỹ sư, sáng chế máy nông nghiệp, máy nông nghiệp
Mỗi sản phẩm trước khi xuất xưởng đều được chàng kỹ sư IT kiểm nghiệm lại lần cuối.
Sau gần 2 năm mày mò sáng chế, Nguyễn Hải Châu đã trình làng sản phầm đầu tay của mình. "Máy băm nghiền đa năng 3A" với khả năng làm được 3 việc: Băm nhỏ cỏ, thân cây ngô để cho bò ăn, nghiền các loại ngũ cốc khô, cá khô thành bột rồi phối trộn theo công thức để thành cám tổng hợp. Ngoài ra, nó còn có thể băm, nghiền các loại cây tươi khác.
Những tưởng việc chế tạo được chiếc máy đa năng “độc nhất vô nhị” vào thời điểm bấy giờ đã có thể mang lại thành công, thế nhưng việc đưa máy ra thị trường lại là một rào cản không nhỏ. Khách hàng thấy máy của anh không có thương hiệu, không biết chất lượng ra sao nên chẳng ai mua. “Mãi mới có người mua thì họ đòi mua chịu, đòi được trả chậm mới mua", anh Châu kể.
“Lúc đó, trung bình mỗi ngày tôi làm việc khoảng 20 tiếng, từ vai ông chủ hướng dẫn cho nhân viên tới công nhân cơ khí ở xưởng hay chạy xe máy hàng trăm cây số mỗi ngày như nhân viên giao hàng để mời khách hàng dùng thử sản phẩm” - anh Châu xúc động. Anh cũng chia sẻ thêm, những cuộc điện thoại đầu tiên khiến đặt hàng khiến anh như ngất đi vì hạnh phúc.
Đến nay, sau nhiều năm bén duyên với nghiệp sáng chế máy móc, Nguyễn Hải Châu đã cho ra đời hàng trăm chiếc máy nông nghiệp từ máy băm rơm, cắt cỏ, nghiền ngô, bột cám, máy nghiền phế phẩm nông nghiệp... tất cả đều xuất phát từ ý tưởng và qua bàn tay lắp ráp của chàng kỹ sư IT đam mê máy nông nghiệp này.

(Theo Infonet)
SƯU TẦM TẠI http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/dau-tu/chuyen-ky-su-it-bo-viec-ve-que-lam-vua-sang-che-348901.html