(Chinhphu.vn) - Với chất liệu nhựa đơn giản, gọn nhẹ, máy đọc tài liệu cho người khiếm thị có hình chữ nhật, bề mặt rộng khoảng 27x17cm, mặt trên đục các lỗ cho vừa các đầu ngón tay để giúp người khiếm thị cảm nhận chữ nổi.
Nguyễn Thanh Trung (bên trái) và Lê Nguyễn Ngọc Thạch với sản phẩm dự thi. Ảnh: Tiền Phong |
Sản phẩm trí tuệ này là của 2 em Lê Nguyễn Ngọc Thạch và Nguyễn Thanh Trung, học sinh lớp 12 (năm học 2016-2017), Trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành, thành phố Kon Tum.
Nguyễn Thanh Trung cho biết ý tưởng thực hiện sản phẩm nảy sinh từ chuyến em đi thăm một số cơ sở nuôi dưỡng người khuyến tật. Sau hơn 3 tháng tìm tòi và nghiên cứu, thiết bị đọc tài liệu dành cho người khiếm thị ra đời.
Với chất liệu nhựa đơn giản, gọn nhẹ, máy đọc tài liệu cho người khiếm thị có hình chữ nhật, bề mặt rộng khoảng 27x17 cm, mặt trên đục các lỗ cho vừa các đầu ngón tay để giúp người khiếm thị cảm nhận chữ nổi.
Máy đọc tài liệu dành cho người khiếm thị được các em xây dựng trên bo mạch xử lý ardunio, lập trình với ngôn ngữ C và C++, công dụng đọc các văn bản trên máy tính và xuất ra dưới dạng bảng chữ Braille, giúp người sử dụng lưu trữ văn bản trong USB và đọc bằng cách nhận bằng tay trên bề mặt máy.
Với chất liệu nhựa đơn giản, gọn nhẹ, máy đọc tài liệu cho người khiếm thị có hình chữ nhật, bề mặt rộng khoảng 27x17 cm, mặt trên đục các lỗ cho vừa các đầu ngón tay để giúp người khiếm thị cảm nhận chữ nổi.
Máy đọc tài liệu dành cho người khiếm thị được các em xây dựng trên bo mạch xử lý ardunio, lập trình với ngôn ngữ C và C++, công dụng đọc các văn bản trên máy tính và xuất ra dưới dạng bảng chữ Braille, giúp người sử dụng lưu trữ văn bản trong USB và đọc bằng cách nhận bằng tay trên bề mặt máy.
Chiếc máy này giúp người khiếm thị dễ dàng tiếp xúc hơn với các tài liệu, sách, báo. Đây là một bước tiến mới so với các sách báo được in ra dành cho người khiếm thị và sách nói - khá khó tìm và hạn chế về chủng loại cũng như số lượng.
Sản phẩm giúp người khiếm thị tiếp cận được với các văn bản điện tử rất phổ biến hiện nay.
Sáng tạo hữu ích của 2 học sinh tỉnh Kon Tum góp phần hỗ trợ cho việc học tập của người khiếm thị. Bên cạnh đó, chi phí cũng khá thấp, chỉ khoảng 600.000 đồng.
Chiếc máy của 2 em được thầy cô khuyến khích tham gia Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng toàn tỉnh Kon Tum lần thứ 9 (năm học 2016-2017) và giành giải Nhất. Sau đó, hai em giành được giải Nhì trong Cuộc thi Sáng tạo Khoa học và Kỹ thuật do Bộ GD&ĐT tổ chức năm 2017.
Ước tính trên thế giới hiện có khoảng 285 triệu người khiếm thị trên toàn thế giới, trong đó có 39 triệu người mù và 246 triệu người tầm nhìn kém. Đối với họ, văn hóa đọc chiếm một phần quan trọng, trong khi sách báo riêng cho người khiếm thị cũng không dễ tìm. Vì vậy, chiếc máy đọc tài liệu này là món quà có ý nghĩa thiết thực với người khiếm thị, giúp họ tiếp cận được với các văn bản điện tử rất phổ biến hiện nay, đóng góp hiệu quả cho nhu cầu học tập, giải trí của mình.Sáng tạo hữu ích của 2 học sinh tỉnh Kon Tum góp phần hỗ trợ cho việc học tập của người khiếm thị. Bên cạnh đó, chi phí cũng khá thấp, chỉ khoảng 600.000 đồng.
Chiếc máy của 2 em được thầy cô khuyến khích tham gia Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng toàn tỉnh Kon Tum lần thứ 9 (năm học 2016-2017) và giành giải Nhất. Sau đó, hai em giành được giải Nhì trong Cuộc thi Sáng tạo Khoa học và Kỹ thuật do Bộ GD&ĐT tổ chức năm 2017.
BT
http://baochinhphu.vn/Khoa-hoc-Cong-nghe/Hoc-sinh-Kon-Tum-che-tao-may-doc-cho-nguoi-khiem-thi/320056.vgp