Chủ Nhật, 28 tháng 6, 2020

Những họa sĩ hàng đầu Việt Nam


Bảo vật quốc gia của hai danh họa: Hai thiếu nữ và em bé của Tô Ngọc Vân (ảnh trái) và Em Thúy của Trần Văn Cẩn.
Bảo vật quốc gia của hai danh họa: Hai thiếu nữ và em bé của Tô Ngọc Vân (ảnh trái) và Em Thúy của Trần Văn Cẩn.
- 8 họa sĩ hàng đầu của Việt Nam được xếp vào hai “bộ tứ” (còn gọi là “tứ kiệt”). Cách “xếp hạng” này xuất hiện từ những năm 1960 để nói về hai bộ tứ của hội họa Việt Nam và không biết chính xác bắt nguồn từ đâu, bởi đây thực chất là do công chúng yêu thích rồi tự “phong tước”, “phong hàm” không hề có quyết định nào về việc xếp hạng hay ghi danh các danh họa này.
Theo tác giả Nguyễn Hương trong bài viết Hai bộ tứ của Hội họa Việt Nam (2 phần) đăng trên cinet.gov.vn ngày 1-9-2014, “bộ tứ” thứ nhất là “Nhất Trí, nhì Vân, tam Lân, tứ Cẩn”.
Nguyễn Gia Trí (1908-1993) được mệnh danh là “cha đẻ những bức tranh sơn mài tân thời của Việt Nam”. Ông có thể vẽ trên nhiều chất liệu và những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là những tác phẩm sơn mài.
Họa sĩ Nguyễn Gia Trí: Cả cuộc đời đam mê sáng tạo nghệ thuật
Tô Ngọc Vân (1908-1954) là người có công đầu trong việc sử dụng chất liệu sơn dầu ở Việt Nam. Kiệt tác Hai thiếu nữ và em bé của ông được công nhận là Bảo vật quốc gia năm 2013.
Nguyễn Tường Lân (1906-1946) ngay từ thập niên 1940 là một trong những họa sĩ tiên phong trong việc đưa các màu nguyên chất vào tác phẩm và sử dụng chúng một cách hài hòa kể cả trên chất liệu lụa.
KHẢ NĂNG TIỀM ẨN CỦA NGHỆ THUẬT SƠN MÀI TRONG TRANH HỌA SỸ NGUYỄN ...
Trần Văn Cẩn (1910-1994) có tác phẩm Em Thúy được công nhận là Bảo vật quốc gia, đây là đỉnh cao nghệ thuật Trần Văn Cẩn và cũng là đỉnh cao nghệ thuật Việt Nam.
Họa sĩ Trần Văn Cẩn - Mỹ thuật 8 - Đỗ Mạnh Hà - Thư viện Tư liệu ...
“Bộ tứ” thứ hai là “Nhất Sáng, nhì Liên, tam Nghiêm, tứ Phái”. 4 danh họa này được biết đến bởi họ đã có những tác phẩm vô cùng quan trọng và những thành tựu rất đáng nể ngay khi còn rất trẻ.
Nguyễn Sáng (1923-1988) là cây đại thụ của sơn mài Việt Nam, có nhiều đóng góp tiêu biểu cho hội họa Việt Nam hiện đại.
Họa sĩ Nguyễn Sáng
Dương Bích Liên (1924-1988) tuy sáng tác nhiều đề tài, nhưng có đến 2/3 trong số các tác phẩm của ông được vẽ về phụ nữ nên giới hội họa thường nói “phố Phái, gái Liên”.
Họa sỹ Dương Bích Liên
Nguyễn Tư Nghiêm (1922-2016) sử dụng chất liệu sơn mài truyền thống nhưng không mài, về sau là bột màu, giấy dó.
TIỂU SỬ HỌA SỸ NGUYỄN TƯ NGHIÊM
Bùi Xuân Phái (1920-1988) được biết đến nhiều nhất trong hai “bộ tứ” bởi ông nổi tiếng với tranh Phố, một đề tài vô cùng gần gũi, thân thuộc với người Hà Nội.
Họa sĩ Bùi Xuân Phái - Không chỉ tài hoa với Phố | Tạp chí Quê ...
Ngoài 8 danh họa này, bài viết Top 11 những họa sĩ nổi tiếng và có sức ảnh hưởng nhất Việt Nam đăng trên trang mythuatbui.edu.vn còn liệt kê thêm 3 danh họa.
Nguyễn Phan Chánh (1892-1984) là họa sĩ đã tạo ra một diện mạo tranh lụa Việt Nam không lẩn vào bất kỳ một phong cách nào đối với các nước có nền tranh lụa lớn nhất thế giới như Trung Quốc và Nhật Bản.
Họa sĩ Nguyễn Phan Chánh
Vũ Cao Đàm (1908-2000) sống ở Pháp, sáng tác kết hợp tư tưởng Đông - Tây với chủ đề Việt Nam, tác phẩm của ông từ sớm đã tìm được chỗ đứng trên thị trường quốc tế.
Vũ Cao Đàm – Wikipedia tiếng Việt
Lê Phổ (1907-2001) được mệnh danh là “danh họa Việt Nam trên đất Pháp” và được coi là “cây đại thụ” trong làng nghệ thuật vẽ tranh Việt Nam.
Bộ sưu tập tranh của danh họa Lê Phổ
ĐNCT