Thứ Tư, 25 tháng 3, 2020

Cậu học trò chế máy rửa tay tự động để thầy cô bớt khổ

Thương các thầy cô mỗi sáng đều phải vất vả chờ, nhắc nhở học sinh rửa tay khi vào lớp giữa mùa dịch Covid-19, cậu học trò ở Quảng Trị đã chế tạo máy rửa tay tự động và tặng luôn cho nhà trường…
Dương Phúc Hiếu sử dụng chiếc máy rửa tay tự động của mình. /// ẢNH: NGUYỄN PHÚC
Dương Phúc Hiếu sử dụng chiếc máy rửa tay tự động của mình.
ẢNH: NGUYỄN PHÚC
Cậu học trò chế tạo máy rửa tay tự động có tên Dương Phúc Hiếu (học sinh lớp 12 Sinh, Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP. Đông Hà, Quảng Trị).
Sáng 18.3, chiếc máy “lợi hại” của Hiếu đã được đóng điện, đặt ngay ngắn trước cổng trường chuyên Lê Quý Đôn để lần lượt thầy cô, học sinh đứng sắp hàng rửa tay. Thay vì phải ấn vào các chai nước rửa tay để dung dịch khử khuẩn chảy ra như trước đây thì người rửa tay chỉ cần đưa tay về phía máy, nước khử khuẩn sẽ tự động bắn ra với số lượng vừa đủ cho 1 lần rửa tay. Thao tác này chỉ mất khoảng 3 giây cho mỗi người…
Dịch Covid-19: Cậu học trò chế máy rửa tay tự động để thầy cô bớt khổ - ảnh 1
Học sinh trường THPT chuyên Lê Quý Đôn xếp hàng sử dụng máy rửa tay tự động của Hiếu.
ẢNH: NGUYỄN PHÚC
Hiếu cho biết ý tưởng về chiếc máy này đến từ việc em nhận thức được dịch bệnh Covid-19 là 1 loại dịch bệnh nguy hiểm, cơ quan chức năng đã đề ra nhiều biện pháp phòng chống, trong đó có việc…rửa tay. Nhưng động lực mạnh mẽ nữa chính là việc cứ mỗi sáng đến trường, em nhìn thấy các thầy cô giáo phải đứng trước cổng trường từ sớm, đợi học sinh để nhắc nhở việc rửa tay rất vất vả, mất thời gian. “Chiếc máy của em giải quyết được việc rửa tay đúng cách để chống dịch, hạn chế công sức thầy cô và giảm thiểu thời gian phải đứng chờ của các bạn học sinh ở cổng trường nếu phải rửa tay từ chai nước rửa tay bình thường”, Hiếu nói.
Dịch Covid-19: Cậu học trò chế máy rửa tay tự động để thầy cô bớt khổ - ảnh 2
Bên trong chiếc máy rửa tay tự động của Hiếu.
ẢNH: NGUYỄN PHÚC
Theo cậu học trò đam mê sáng tạo này, để chế ra chiếc máy rửa tay tự động, em mất thời gian khoảng 1 tuần để lên ý tưởng, bản vẽ, gia công với chi phí khoảng 1 triệu đồng. “Chiếc máy của em hoạt động theo cơ chế khá đơn giản, khi chúng ta đưa tay vào phía trước máy thì sẽ có những con cảm biến hồng ngoại nó sẽ xác định khoảng cách của tay chúng ta và đầu phun nước. Nếu khoảng cách phù hợp thì cảm biến sẽ ra lệnh cho các động cơ quay và nó sẽ phun ra dung dịch sát khuẩn dưới dạng sương để rửa tay. Tất nhiên dung dịch sát khuẩn của em là dung dịch em mua đúng chuẩn. Và khoảng 500 ml dung dịch thì có thể rửa tay cho 250 bạn”, Hiếu phân tích.
Dịch Covid-19: Cậu học trò chế máy rửa tay tự động để thầy cô bớt khổ - ảnh 3
Những cảm biến đặt trong máy sẽ ra lệnh phun nước rửa tay dạng sương khi thấy khoảng cách giữa tay và đầu vòi thích hợp.
ẢNH: NGUYỄN PHÚC
Và chính bởi ý tưởng ban đầu là giúp thầy cô và bạn bè nên Hiếu đã tặng luôn sản phẩm của mình cho Trường chuyên Lê Quý Đôn. Thầy Nguyễn Hoài Nam, Hiệu trưởng ngôi trường này không khỏi tự hào về cậu học trò: “Có thể nói em Hiếu là 1 học sinh đam mê nghiên cứu khoa học, học giỏi, và em cũng thấy rằng việc chế tạo máy tự động khử khuẩn đó là điều cần thiết trong giai đoạn hiện nay, nó đạt được ý tưởng vừa đảm bảo an toàn cho thầy cô và học sinh vừa đảm bảo khuyến cáo của Bộ Y tế khi hạn chế thấp nhất sự tiếp xúc gần của thầy cô và các em học sinh trình quay trình diệt khuẩn…”.
Giám đốc Sở GD-ĐT Quảng Trị lập tức đặt hàng!
Dịch Covid-19: Cậu học trò chế máy rửa tay tự động để thầy cô bớt khổ - ảnh 4
Bà Lê Thị Hương, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Trị khen ngợi Hiếu và lập tức đặt hàng từ cậu học trò thông minh này.
ẢNH: NGUYỄN PHÚC
Cũng trong sáng 18.3, bà Lê Thị Hương, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Trị đã ghé thăm trường THPT chuyên Lê Quý Đôn để kiểm tra công tác phòng chống dịch. Chứng kiến sự "lợi hại" của chiếc máy rửa tay tự động của cậu học trò Dương Phúc Hiếu, bà Hương đã dành lời ngợi khen và không ngần ngại đặt hàng Hiếu 2 cái máy tương tự để đặt trong khuôn viên của Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Trị. Bà Hương cũng cho rằng, các trường học khác cũng nên sử dụng loại máy này vì những lợi ích mà nó mang lại là rất rõ rệt…

Helen- sách nói cho người khiếm thị

Với tên gọi Helen - ứng dụng sách nói dành cho người khiếm thị, các bạn học sinh đến từ THPT Lê Quý Đôn hy vọng công cụ này sẽ tạo động lực cho người dùng, gạt bỏ mọi khó khăn về khiếm khuyết của mình và tiếp tục theo đuổi con đường văn học.
Lấy ý tưởng từ tên của nữ văn sĩ, nhà hoạt động xã hội, diễn giả người Mỹ - Helen, tuy không thấy ánh sáng, không nghe được từ bé nhưng bà không bỏ cuộc, đầu hàng số phận mà luôn luôn cố gắng tìm tòi, học hỏi. Đặc biệt bà rất ham mê đọc sách nên đã trúng tuyển vào Đại học Harvard và bắt đầu hành trình trở thành một nhà hoạt động xã hội có sức ảnh hưởng lớn sau này.
Với tên gọi Helen - ứng dụng sách nói dành cho người khiếm thị, các bạn học sinh đến từ THPT Lê Quý Đôn hy vọng công cụ này sẽ tạo động lực cho người dùng, gạt bỏ mọi khó khăn về khiếm khuyết của mình và tiếp tục theo đuổi con đường văn học.
048.jpg
Ứng dụng Helen được viết dành cho hệ điều hành Android, sử dụng như một ứng dụng nghe nhạc với đầy đủ các tinh năng hỗ trợ người khiếm thị đọc sách một cách dễ dàng nhất có thể.
Hiện nay ứng dụng đang được sử dụng tại khối lớp 9 và các thầy cô giáo tại Trường PT đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu.
Qua quá trình vận hành, ứng dụng đã mang đến những kết quả nhất định, trong đó:
  • Ưu điểm của Ứng dụng
– Ngôn ngữ chính là Tiếng Việt, sách giáo khoa tiếng Việt.
– Trên hệ điều hành Android, dễ mua, ít tốn kém.
– Có thể đọc miễn phí đa số các đầu sách (nguồn thư viện Sách Nói TP.HCM), đặc biệt là chương trình sách dành cho người khiếm thị.
– Có thể sử dụng tự do, không cần đăng kí.
– Sử dụng thao tác tay, đơn giản cho người dùng.
  • Nhược điểm cần khắc phục
– Chưa có ứng dụng tìm sách/ truyện bằng giọng nói, khó khăn trong quá trình tìm kiếm sách/ truyện bất kì theo mong muốn.
– Chỉ chạy trên hệ điều hành Androi, chưa chạy trên hệ điều hành khác.